NHỮNG CHUYỂN BIẾN TÍCH CỰC CỦA CÁC EM KHUYẾT TẬT TẠI LÀNG TRẺ EM MỒ CÔI HÀ TĨNH

Thứ ba - 01/09/2020 14:44 920 0
Có thể nói đây là những chuyển biến tích cực trong quá trình Phục hồi chức năng cho trẻ khuyết tật. Các trẻ có những tiến triển khả quan trong quá trình vật lý trị liệu, phục hồi chức năng. Số trẻ khuyết tật còn lại, tuy mức độ khuyết tật nhẹ hơn so với các trẻ trên, nhưng cơ bản đều đã có những chuyển biến tích cực, những tiến triển của trẻ khuyết tật sau khi được tiếp cận với mô hình phục hồi chức năng hiện đại, khép kín tại Làng trẻ em mồ cô Hà Tĩnh
NHỮNG CHUYỂN BIẾN TÍCH CỰC CỦA CÁC EM KHUYẾT TẬT TẠI LÀNG TRẺ EM MỒ CÔI HÀ TĨNH
 Làng trẻ em mồ côi Hà Tĩnh hiện đang nuôi dưỡng 103 trẻ, trong đó có 31 trẻ khuyết tật, có độ tuổi dưới 16 tuổi.
Tháng 6 năm 2019 Làng được UBND tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với tổ chức Brittany’s Hope  đầu tư xây dựng hoàn chỉnh ngôi nhà phục hồi chức năng cho trẻ khuyết tật, cơ sở hạ tầng khang trang với đầy đủ các trang thiết bị, đặc biệt là dụng cụ tập luyện phục vụ cho quá trình vật lý trị liệu.

Sau hơn 1 năm đi vào sử dụng , đến nay hoạt động phục hồi chức năng tại Làng trẻ em mồ côi Hà Tĩnh đã đã đạt được những kết quả khả quan:
Khu nhà nội trú của trẻ luôn ngăn nắp, gọn gàng và sạch sẽ trong từng phòng ở, được thiết kế phù hợp với sinh hoạt của trẻ khuyết tật, các em đã dần đi vào nề nếp, tự lập và tiến bộ hơn rất nhiều.
Làng trẻ em mồ côi Hà Tĩnh được trang bị các thiết bị phục hồi chức năng chuyên dụng, hiện đại như: Khung tập đi, ghế tập đi, tạ ngang, bàn tập, giường xiên quay, giường tập bệnh, ghế ngồi tập, xe lăn, khung đi có đai, khung tập đứng, khung tập bò, gương soi sửa dáng, thang gỗ cho người khuyết tật vận động… Trẻ em khuyết tật được phân loại theo các dạng khuyết tật để áp dụng các hình thức phục hồi chức năng cho phù hợp.
Hiện nay, Làng đang trực tiếp chăm sóc và nuôi dưỡng 31 em khuyết tật ở 5 dạng khuyết tật: Vận động, trí tuệ, khiếm thính, tăng động và tự kỷ. Các buổi tập phân bố theo thời khóa biểu và được giáo viên cũng như điều dưỡng viên áp dụng linh hoạt nhằm giúp trẻ khuyết tật có thể tiếp cận và phát huy hết khả năng của mình. Kết quả về cơ bản khi vào trung tâm thì 90% trẻ khuyết tật có sự cải thiện rõ rệt về hành vi, cải thiện về vận động, ngôn ngữ, cử chỉ và các kỹ năng khác.
Hình ảnh nhân viên Làng trẻ cùng tình nguyện viên tập PHCN Cho bé Q. Nga và V. Mận)



 
 (Hình ảnh T. Bảo trước đây không đi lại  được phải nhờ vào các dụng cụ tập đi, thậm chí là cả ghế nhựa)
Đối với hai trẻ bại não là Q. Nga và V. Mậm, nhân viên y tế áp dụng các bài tập trị liệu điều hòa cảm giác (nắn bóp, co duỗi chân tay, bấm huyệt…). Sau một thời gian trị liệu, hai bé đã có những tiến bộ bước đầu, các vận động, cử động linh hoạt và mềm dẻo hơn.

Với sự đầu tư về trang thiết bị và sự tận tâm nỗ lực của cán bộ, thời gian qua nhiều em khuyết tật đã tiến triển một cách rõ rệt. Một trong số những em được can thiệp thành công nhất là em Đỗ Đức T. Bảo, Thái An, Phan T. Nhân, Trần H. Quân.... Em T. Bảo lúc mới vào trung tâm em bị bệnh bại não chậm phát triển trí tuệ và vận động. Em không đi lại được phải nhờ sự trợ giúp của bảo mẫu hoặc lúc bấy giờ em thường nhờ đến những chiếc ghế làm điểm tựa để di chuyển. Việc ăn uống và kỹ năng nhai cũng gặp rất nhiều khó khăn. Qua quá trình tiến hành can thiệp trên tất cả các lĩnh vực ngôn ngữ, các bài tập có sự trợ giúp của các dụng cụ vận động thô, vận động tinh, bắt chước, quản lý hành vi, phương pháp trị liệu dưới sàn… Nay, em đã đi lại được một đoạn khá dài, việc cầm nắm đã có tiến triển rõ, em đã tự mình xúc thức ăn, cầm bút vẽ và tô màu, nhận biết các hình khối, màu sắc…


(Hình ảnh bé T. Bảo sau một thời tập phục hồi chức năng)

(Hình ảnh bé Thiên Bảo sau một thời tập phục hồi chức năng)
Trường hợp T. An, áp dụng các bài tập điều hòa giác quan, sử dụng các bài tập matxa, nắn bóp, tập đi trên các khung tập đi. Em có hoàn cảnh khá đặc biệt, em bị bại não bẩm sinh, mới sinh được mấy tháng thì bị chính người bố ruột của mình bỏ rơi, hai mẹ con đã trải qua muôn vàn khó khăn trong cuộc sống. Khi em được đưa vào trung tâm để điều trị phục hồi chức năng, em không đi lại được mà phải ngồi một chỗ, em bị mù cả hai mắt, ăn uống khó và chưa nói được.

Sau hơn một năm tham gia học lớp hòa nhập và áp dụng các bào tập trị liệu trên, T. An đã có thể đứng được và đi được những bước đi đầu tiên. Em cũng đã nói được các từ và câu đơn giản, thuộc 1 số bài hát thiếu nhi. Những tiến triển ấy đã mang lại nguồn động lực rất lớn cho đội ngũ cán bộ của Làng cũng như niềm vui khôn tả mà mẹ T. An đã chia sẻ.
Trường hợp em Trần H. Quân bị bại não khi đến trung tâm em chỉ nằm liệt một chỗ, mọi sinh hoạt và vệ sinh cá nhân em phải có sự trợ giúp của các cô bảo mẫu. Nay, nhờ có xe lăn chuyên biệt dành cho trẻ khuyết tật, em đã có thể ngồi ghế và tự xúc cơm ăn. Đây thực sự là những nỗ lực lớn mà em đã đạt được. Ngoài giờ tập trị liệu trên nệm, giường xiên quay… em còn được các kỹ thuật viên nắn bóp và một số vận động thô.

              
                 (Hình ảnh Hồng Quân trong giờ tập phục hồi chức năng)

                               
                     (Hình ảnh H. Quân có thể tự ngồi và tự xúc ăn)
Trên đây là những kết quả về một trong các trẻ có những tiến triển khả quan trong quá trình vật lý trị liệu, phục hồi chức năng. Số trẻ khuyết tật còn lại, tuy mức độ khuyết tật nhẹ hơn so với các trẻ trên, nhưng cơ bản đều đã có những chuyển biến tích cực, những tiến triển của trẻ khuyết tật sau khi được tiếp cận với mô hình phục hồi chức năng hiện đại, khép kín. Với các dụng cụ chuyên biệt, các em khuyết tật được luyện tập vật lý trị liệu và phục hồi chức năng giúp các em khắc phục những khiếm khuyết của tật bệnh, rèn luyện thể lực và bước đầu đã có những chuyển biến tích cực.
                                                                                    bài và ảnh: Thu Trang.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây